Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu mãn tính chiếm khoảng 2,3% các trường hợp bệnh ngoài da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Triệu chứng bệnh vảy nến không nguy hiểm nhưng khi không điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng thành tiểu đường, nhiễm trùng, tim mạch…
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là tình trạng viêm da mãn tính rất phổ biến với tỷ lệ mắc phải chiếm 2-3 % dân số thế giới. Đối với người bình thường, trung bình quá trình thay da cũ bằng các tế bào da mới mất khoảng vài tuần. Thời gian này diễn biến nhanh hơn gấp 10 lần đối với những bệnh nhân mắc vảy nến.
Do hiện tượng tăng sinh tế bào mà tế bào da cũ liên tục được loại bỏ. Cơ thể không kịp thích ứng với tốc độ đào thải mà tế bào da cũ thường tích tụ thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Cảm giác khó chịu đặc trưng của bệnh vảy nến là từng cơn đau đớn, ngứa ngáy âm ỉ tại những vùng cơ thể bị bệnh. Vảy nến ảnh hưởng đến ngoại hình, tinh thần bệnh nhân xuống dốc cùng nhiều biến chứng về tim mạch, xương khớp, đường huyết gia tăng.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. Chủ yếu trong độ tuổi trưởng thành, bệnh phát triển phức tạp khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng từ môi trường, hóa chất, vệ sinh cơ thể chưa phù hợp.
Thông thường vị trí dễ mắc bệnh vảy nến nhất là đầu gối, khuỷu tay, khu vực phần rìa da đầu. Bệnh có thể chữa trị khỏi nhưng cần được tiến hành sớm, Ở giai đoạn mãn tính, vảy nến lây lan nhanh trên cơ thể thành các vùng vảy trắng lớn mất thẩm mỹ.
Các loại bệnh vảy nến thường gặp
Dựa vào vị trí vảy nến bùng phát mà bệnh vảy nến được phân chia thành từng thể bệnh riêng biệt. Trong đó, đa phần bệnh nhân mắc vảy nến thể mảng, vảy nến ở khuỷu tay, đầu gối và vảy nến da đầu. Những dạng vảy nến phổ biến gồm có:
- Vảy nến thể mảng: Trường hợp bệnh nhân bị vảy nến thể mảng chiếm hơn 80% trường hợp mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng vùng da khô và bong tróc, đóng vảy theo đường kính từ 2 – 20cm. Vảy nến thể mảng thường xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
(Xem thêm: Kem Trị Vảy Nến Dermovate)
- Vảy nến thể mủ: Đối với triệu chứng vảy nến thể mủ, khi không điều trị sớm vùng da dễ bị bội nhiễm và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Kèm theo tình trạng da bong tróc, đóng vảy thành mảng là các mụn mủ nằm ẩn dưới bề mặt da tay và chân.
- Vảy nến giọt: Bệnh xảy ra chủ yếu ở ở trẻ em, bùng phát sau đợt viêm họng do virus Streptococcus gây ra. Tổn thương đặc trưng là các mụn nước có dạng giọt kích thước 1 – 10mm xuất hiện trên khắp cơ thể.
- Viêm khớp vảy nến: Biểu hiện là những mảng da đỏ và đau nhức khớp tại chính vùng cơ thể bị bệnh vảy nến. Triệu chứng thường bị nhầm lẫn với gout, bệnh nhân sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, viêm da khớp đầu gối…
- Vảy nến móng: Người bệnh có xu hướng phát triển lớp sừng dày trên móng, kèm theo đó có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
- Vảy nến da đầu: Vùng da ngoài rìa chân tóc bị đóng vảy, ngứa, xuất hiện các mảng da dày có màu trắng bạc. Vảy nến ở da đầu gây rụng tóc, nghiêm trọng hơn là tình trạng hói thành mảng.
- Vảy nến ở nếp gấp: Bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân béo phì, trẻ em thừa cân. Đặc trưng là những tổn thương ở các vùng nếp gấp như nách, vùng háng, mông…
- Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân: Là triệu chứng mạn tính khi người bệnh bị vảy nến cơ bản mà không điều trị sớm. Ngoài ra đây cũng là biến chứng khi bệnh nhân lạm dụng dùng thuốc corticoid toàn thân.
Nguyên nhân bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là triệu chứng tự miễn của cơ thể, bệnh không xảy ra do vi khuẩn, virus hay các dị nguyên tác động từ bên ngoài. Hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính xác thúc đẩy bệnh. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khẳng định bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch. Những tế bào lympho T bị nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công chúng.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến gồm có:
- Đối tượng nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá.
- Đối tượng đã và đang bị nhiễm trùng da, viêm da cơ địa.
(Xem thêm: Thuốc tăng sức đề kháng)
- Người nằm trong diện nguy cơ di truyền khi gia đình có người bị vảy nến.
Bên cạnh đó, có những yếu tố được cho là thuận lợi thúc đẩy triệu chứng vảy nến bùng phát mạnh hơn bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Vảy nến có hai dạng chính là khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Trường hợp khởi phát sớm xảy ra ở giai đoạn 16 đến 22 tuổi. Người bệnh nằm trong giai đoạn này có khuynh hướng tiến triển bệnh phức tạp và lan rộng toàn thân. Trường hợp bệnh khởi phát muộn ở giai đoạn trên 50 tuổi, các triệu chứng chỉ có biểu hiện khu trú ở những vùng cơ thể nhất định.
- Yếu tố ngoại sinh: Mặc dù bệnh vảy nến là tình trạng tự miễn, tuy nhiên các đợt bùng phát của bệnh có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến tái phát thường là do chấn thương, stress kéo dài, bỏng nắng, biến chứng sau phẫu thuật, nhiễm trùng da…
- Dùng thuốc: Bệnh nhân mắc vảy nếu có thể do dị ứng ở một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,…
Nguồn: KhamBenh.net