Ung thư máu, hay còn gọi là ung thư bạch cầu, là một bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi. Những dấu hiệu của bệnh rất đa dạng. Hiểu biết về dấu hiệu và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh lường trước được mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như áp dụng đúng một trong các phương pháp điều trị là hóa trị, điều trị sinh học, xạ trị và thay tủy.
1. Ung thư máu – Khái niệm và Nguyên nhân
Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng hồng cầu vị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt. Nếu không khắc phục sớm thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.
Một nhóm ung thư máu khác được gọi là lumphoma. Đây là loại ung thư có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều lumpho gây nên tình trạng quá tải và mất kiểm soát. Làm tổn thương hệ miễn dịch. Ngoài các hạch bạch huyết, lymphoma còn có thể phát triển ở tủy, lá ách, và các cơ quan khác.
Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác. Ung thư máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Tiếp xúc với chất phóng xạ.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm có quá nhiều hóa chất (formaldehyde,benzene…)
- Thay đổi cấu trúc gene.
2. Ung thư máu – Dấu hiệu nhận biết
Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm những cũng có một số biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy được. Cụ thể là:
- Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
- Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, khiến cho không cung cấp đủ oxi lên não. Cơn đau đầu có thể còn kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
(Xem thêm: Tăng sức đề kháng cho trẻ)
- Đau xương: Đâu là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Những cơn đau có thể nhẹ/nặng tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Cơn đau xuất hiện nhiều ở các vùng khớp đầu gối, cánh tay, lưng…
- Dưới da sung nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau.
- Mệt mỏi và xanh xao: Sự thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột, hay đơn giản hơn là thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn xanh xao, mệt mỏi.
- Thường xuyên bị sốt cao: Ung thư máu làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vậy những biểu hiện như nhiễm trùng và sốt có xảy ra rất thường xuyên.
- Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu giảm nhanh làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan và lá lách có thể sưng tấy lên, gây cảm giác đầy hơi, đau tức bụng, ăn không ngon, buồn nôn hoăc ói mửa.
3. Ung thư máu – Phương pháp điều trị
Đối với bệnh ung thư máu, có thể áp dụng theo một hoặc một số trong 4 phương pháp điều trị sau đây:
- Hóa trị: Phương pháp này là việc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu bằng cách uống, tiêm, truyền các loại thuốc hóa học vào cơ thể.
- Điều trị sinh học: Đây là liệu trình có tác dụng tiêu giệt hoặc làm châm sự phát triển của tế bào ung thư và cảu thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng cách truyền vào người chất kháng thể đơn dòng.
- Xạ trị: Là cách sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Thay tủy: Đây là phương pháp vô cùng phức tạp. Tủy sống sẽ được lấy từ bất cứ người nào tương thích với người bệnh và cấy vào thay thế cho tủy cũ.
Nguồn: KhamBenh.net